Pages

Tạo thác nước mềm mại bằng Photoshop

Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu các bước để tạo ra một dòng thác thật mềm mại với hiệu ứng silky smooth bằng cách sử dụng các công cụ Motion Blur, Warp, ...

Tạo ảnh Planet Panorama bằng photoshop

Ảnh Planet Panorama là định dạng ảnh uốn cong theo đường tròn, thực hiện bằng cách khớp 2 biên của tấm ảnh lại với nhau nhằm tạo nên một hình ảnh toàn cảnh 360 độ thú vị.

Phục hồi dữ liệu đã xóa, format nhầm

Một ngày đẹp trời, máy chạy chậm quá bèn lôi ra format lại cho nó mượt. Ok, quá đơn giản: vào A ----> B ----> C ----> Enter.

Mỗi Ngày Một Code PHP

chia sẻ các code PHP hữu ích

Thừa kế tài khoản Facebook

Facebook vừa cung cấp một tính năng mới có tên "Legacy Contact", cho phép một ai đó có thể “chăm sóc” tài khoản Facebook của một người đã mất nếu được cấp quyền. Người dùng Facebook có thể...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lập Trình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lập Trình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

PHP và ASP.NET Nên chọn ngôn ngữ nào?

PHP – một trong những ngôn ngữ lập trình tốt nhất thế giới với hàng triệu “tín đồ” người sử dụng và phát triển và ASP.NET – một nền tảng của Microsoft cho phép bạn lập trình trên bất kỳ ngôn ngữ .NET nào. Vậy đâu là ngôn ngữ lập trình tốt hơn? Trong bài viết này, tôi sẽ so sánh giữa PHP và ASP để tìm ra câu trả lời cho các bạn.
ASP.NET được phát triển bởi Microsoft nhằm mang lại cho các nhà phát triển một công cụ lập trình kịch bản để tạp ra các Website và ứng dụng trên nền tảng Web. Ngôn ngữ này là sự phát triển dựa trên nền tảng thành công của người “tiền nhiệm” ASP. Bạn có thể lập trình ASP.NET dựa trên bất kỳ ngôn ngữ .NET nào. Trước kia, sự thống trị của Microsoft trong lĩnh vực trình duyệt Web với Internet Explorer cũng là nguyên nhân khiến ASP.NET phát triển.
Câu hỏi đặt ra ngay bây giờ là: Bạn nên học ngôn ngữ nào nếu muốn trở thành một lập trình viên Website?
Tôi sẽ so sánh giữa PHP và ASP.NET dựa trên các yêu tố sau: 
  • Chi phí
  • Khả năng mở rộng
  • Hoạt động
  • Hỗ trợ
  • Các công cụ hỗ trợ
  • Ngôn ngữ nào dễ học hơn?
  • Mức độ phổ biến

1. Chi phí giữa PHP và ASP.NET 

Không hoải nghi gì khi PHP là miễn phí, còn ASP.NET là sản phẩm của “ông lớn” Microsoft. Điều này có nghĩa là bạn phải đối diện với vấn đề sau nếu chọn ASP.NET.
  • Mua phần mềm Windows vì ASP.NET chỉ chạy trên các máy PC/Laptop chạy trên hệ điều hành này. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều lắm đến các lập trình viên vì bạn có thể sử dụng Mono Project để chạy ASP.NET trên các máy Mac hoặc Linux.
  • ASP.NET chỉ chạy trên các máy chủ dùng Windows. Vài năm gần đây, chi phí thuê các máy chủ Windows đắt hơn so với các máy chủ cùng loại chạy Linux.
  • Môi trường phát triển tích hợp – IDE phổ biến nhất cho ASP.NET là Visual Studio. May mắn là Microsoft cũng có phiên bản miễn phí của Visual Studio với tên gọi Visual Studio Express.
Nếu là người mới học lập trình thì bạn không phải mất thêm bất kỳ đồng nào cho ASP.NET. Nhưng một khi trình độ đã lên cao hoặc bạn muốn làm việc chuyên nghiệp với ngôn ngữ này thì bạn hãy nghĩ đến Visual Studio – nếu mua thì bạn sẽ phải đầu tư một khoản chi phí.
Ngược lại, PHP hoàn toàn miễn phí. Nó chạy tốt trên các dịch vụ Hosting bằng Linux lẫn các loại hệ điều hành khác nhau, và được hỗ trợ bởi các loại IDE vừa miễn phí vừa có phí.
Nên chọn: PHP

2. Khả năng mở rộng của PHP và ASP.NET 

PHP và ASP.NET đều có khả năng mở rộng rất cao. Hai ví dụ điển hình là các mạng xã hội cực kỳ nổi tiếng là Facebook (được xây dựng bằng PHP) và MySpace (viết bằng ASP.NET). Điều này nói lên rằng khả năng mở rộng của ASP.NET lẫn PHP là ngang nhau, miễn là các lập trình viên biết cách phải làm thế nào.
Nên chọn: PHP hoặc ASP 

3. Khả năng hoạt động (Performance) của PHP so với ASP.NET 

Khả năng hoạt động của hầu hết các Website hay ứng dụng Web được đánh giá bởi sự tương tác giữa mã nguồn, cơ sở dữ liệu và máy chủ. Hầu hết các ứng dụng Web được viết bằng PHP theo nguyên tắc LAMP, tức là: Linux (Hệ điều hành), Apache (Máy chủ), MySQL (Cơ sở dữ liệu) và PHP (Ngôn ngữ lập trình). Cấu trúc LAMP rất phổ biến trong phát triển Web, do đó, nó đã được tối ưu hóa khả năng hoạt động của mình.
Cơ sở dữ liệu thường được sử dụng trong ASP.NET là MSSQL (Microsoft SQL Server) (Bạn hoàn toàn có thể dùng MySQL thay thế). Không có nhiều sự thay đổi về khả năng hoạt động giữa 2 cấu trúc PHP+MySQL với ASP.NET+MSSQL.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng hoạt động là Hệ điều hành và định dạng hệ thống được sử dụng trên máy chủ. Nhiều cuộc thử nghiệm đã chỉ ra rằng Linux với định dạng ext4 hoạt động tốt hơn Windows với định dạng NTFS. Kết quả là, PHP hoạt động trên Host tốt hơn ASP.NET.
Nên chọn: PHP 

4. Sự hỗ trợ (Support) giữa 2 ngôn ngữ ASP.NET và PHP

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình nổi tiếng nhất trên thế giới. Có rất nhiều cộng đồng phát triển mã nguồn mở đang hàng ngày cải tiến ngôn ngữ PHP. Với người mới học PHP hay đã lành nghề thì bạn sẽ không gặp khó khăn nếu có thắc mắc về PHP cần giải đáp.
ASP.NET là tài sản của Microsoft. Mặc dù bạn có thể thấy được rất nhiều các diễn đàn, website giúp đỡ về ngôn ngữ này nhưng chắc chắc chắn là số lượng sẽ không bao giờ bì được với PHP.
Nên chọn: PHP 

5. Các công cụ hỗ trợ lập trình (Tools & Editors)


Nhiều lập trình viên PHP thích dùng những công cụ soạn thảo văn bản đơn giản như VIM hay Notepad+++ để biên soạn code. Nếu bạn muốn sử dụng các công cụ tích hợp ngoài – IDE thì PHP cũng có một công cụ dành riêng là Eclipse.
ASP.NET cũng được hỗ trợ bởi hầu hết các IDE nhưng lại hoạt động trong môi trường Microsoft Visual Studio. Đây là công cụ phát triển trả phí với ưu điểm mạnh mẽ, đa năng và có độ tùy biến cao.
Nên chọn: PHP hoặc ASP.NET

6. Ngôn ngữ nào dễ học hơn? 

ASP.NET được lập trình bởi ngôn ngữ C#. C# lại được tạo ra bởi C – đây là ngôn ngữ lập trình khá khó, ngay cả đối với những lập trình viên chuyên nghiệp. Với lập trình viên mới học thì ASP.NET là ngôn ngữ khó tiếp thu.
Ngược lại, PHP là ngôn ngữ dễ học. Bạn có thể tự học PHP tại nhà hoặc đến các cơ sở đào tạo chuyên nghành. Nếu có thắc mắc về việc học PHP thì hãy liên hệ ngay với VOI THẦN để được hỗ trợ.
Nên chọn: PHP 

7. Mức độ phổ biến giữa PHP và ASP.NET

Theo xếp hạng của các Website uy tín thì PHP lọt TOP 5 các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới.
Trong khi đó, ASP.NET không thể có mặt trong TOP 20.
Nên chọn: PHP 

Tóm lại


Trừ khi bạn đã quen thuộc với công nghệ .NET Framework hay đang tập phát triển sản phẩm trên nền tảng của Microsoft thì hãy sử dụng ASP.NET. Nếu không thì hãy bắt đầu học PHP để tạo lập cuộc sống.
Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn nhé? Chúc các bạn thành công !

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Lập Trình Web Tìm việc ở đâu?

Hiện tại cái nghề thiết kế với lập trình web thì nó rất là ba chìm bảy nổi. Đi đến đâu họ cũng yêu cầu cần phải có kinh cmn nghiệm 1-2 năm cả. Cơ mà mới ra trường lấy đâu ra có kinh mà chém với họ đây? Do đó, để có được việc làm ổn định khi ra trường bạn cần phải kiếm chút kinh nghiệm để chuẩn bị cho con đường code thuê dài hạn.
Hãy chuẩn bị từ năm thứ 2
Tôi nghĩ rằng nếu các bạn định hướng cho mình là học lập trình web thì hãy chuẩn bị từ năm thứ 2. Bạn cần phải chuẩn bị các kiến thức cần có như HTML CSS và Javascript trước. Nếu bạn là một người chăm chỉ thì học luôn về PSD sang HTML là chuẩn nhất. Tuy rằng các kiến thức đó là căn bản, nhưng mà nhà trường không có dạy cho bạn đâu. Mới vào là họ quất luôn PHP&MySQL, ASP.NET,… rồi. Đám kiến thức căn bản về HTML CSS PSD2HTML bạn có thể dễ dàng tu luyện thành thánh trong một năm.
Sang năm thứ 3, khi bạn thuần thục về PSD sang HTML rồi, bạn có thể tự tin mà vác các tác phẩm của mình đi xin làm part-time với vị trí Front-End Developer. Vị trí đó sẽ yêu cầu bạn biết các kiến thức như sau: HTML, CSS, PSD to HTML, và một CSS FrameWork (Bootstrap, Foundation,…)
Khi ra trường là bạn đã có 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc với vị trì Front-End Dev rồi. Ra trường, cầm thêm cái bằng Kỹ sư và chém gió thêm tí máu vào cái CV nữa thì sẽ giúp bạn rất nhiều.
Kiếm việc ở đâu?
Đối với Freelancer, thì kiếm việc không khó, quan trọng là bạn có biết tiếng Anh không thôi. Hiện tại các công việc trên các website tìm việc thì đầy ra đấy. Nhưng mà quan trọng thì vẫn phải viết tiếng Anh và giỏi về thương lượng. Dưới đây tôi sẽ liệt kê một số website đáng tin cậy cho Freelancer Việt Nam kiếm việc.
– Odesk: Thành lập vào năm 2004, hiện tại, nó đã có hơn 2 triệu công việc mỗi ngày. Năm 2013 thì trang này đã đem lại khoảng tiền là 750 triệu USD cho các Freelancer. Công việc trên Odesk đến từ 180 quốc gia trên toàn thế giới.
– Freelancer: đây là một website khá nổi tại Việt Nam. Có rất nhiều bạn đang săn tìm các công việc tại đây. Hiện tại trang này có khoản 6 triệu dự án trên mọi lĩnh vực. Trong đó thì các dự án liên quan đến Web Design và Web Dev thì khá nhiều.
– Smashing Jobs: Đây là một dự án con của Smashing Magazine, một tạp chí mạng rất nổi tiếng dành cho các web designer và web developer. Công việc ở đây được chia làm 3 thể loại chính là Design, Programing. Tuy rằng số lượng công việc không nhiều, nhưng mà chất lượng của các dự án thì được yêu cầu rất tốt và hầu hết đều được Smashing Magazine chọn lọc.
Đối với các bạn muốn tìm việc fulltime để ổn định về thời gian và tiền bạc thì ở Việt Nam khá nhiều. Các bạn có thể tham khảo các trang sau:
– It Viec: được thành lập vào đầu năm 2013 bởi Chris Harvey. ItJob tập trung chủ yếu vào đối tượng thuộc ngành IT. Do đó, lên trang này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc theo thế mạnh của mình như Java, .NET, Android, iOS, SQL, C++. Hầu hết các công việc trên đây đều rất chất lượng và đều có mức lương cao.
– Vietnam Works: trang này không nói thì chắc ai cũng biết rồi. Một trong những trang về tìm việc lớn tại Việt Nam. vietnamworks được thành lập từ khá sớm, hiện tại trên trang này có rất nhiều công việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau.
– CareerBuilder: là một đại gia đến từ Mỹ và đã có mặt trên 70 quốc gia. Hiện tại trên CareerBuilder có hơn 13.000 doanh nghiệp được liên kết với CareerBuilder để đăng tại thông tin tuyển dụng. Do đó, công việc ở đây sẽ rất chất lượng. Riêng phần CNTT, Phần mềm, khi vào xem mình thấy toàn những công việc khá chất và mức lương cũng chất không kém.
    Kết luận
Thời buổi này, dân công nghệ tìm việc không quá khó. Quan trọng là bạn cần phải nắm chắc các kiến thức mình đã học ở trường và một số ít kinh nghiệm thực tế khi đi làm việc bên ngoài. Quan trọng hơn là bạn cần phải thường xuyên trao dồi kiến thức mình chưa có và cập nhật những kiến thức mình đã có.

Mỗi ngày một code PHP

Chia sẻ các code PHP hữu ích cho bạn

Tự tạo bộ đếm cho website của bạn !
Yêu cầu host hổ trợ PHP

B1: Tạo 1 file với tên counterlog.txt

B2: Tiếp theo tạo thêm 1 file counter.php có nội dung như sau:

<?php  
$viewss 
file("counterlog.txt");  $views $viewss***91;0***93;; $views++;  $fp fopen("counterlog.txt""w");  fwrite($fp$views);  fclose($fp);  ?>
Bạn up 2 file này lên host, bạn CHMOD file counterlog.txt là 777. Để hiển thị bộ đếm này trên trang web bạn chỉ cần khai báo dòng này vào đầu trang là được:
<?php  include ("counter.php");  ?>
Đây là đoạn mã hiển thị bộ đếm trên site, đặt nó vào đâu thì tùy thuộc vào bạn:
<?php  print $views;  ?>
Kiểm tra đăng nhập và password.

Viết 1 form HTML với nội dung sau:
<form method="POST" action="check.php">  
<
div align="left"><p><font face="BankGothic Md BT">Name</font>  
<
input type="text" name="name" size="14">  
<
br>  
<
div align="left"><p><font face="BankGothic Md BT">Password</font>  
<
input type="password" name="pw" size="14"><BR><BR><input type="submit"  value="Submit"></p>  
</
div></form>  
Viết 1 file check.php có nội dung sau:
<?  
$guestpass 
"lightswitch";  
if (
$name == "Guest" || "guest")  
{  
  if (
$pw == $guestpass)  
  {  
    echo 
"Welcome to the members area $name !";  
  }  
}  
else  
{  
  echo 
"Wrong password";  
}  
?>

 Tạo 1 cái Shoutbox đơn giản

Bạn làm theo các bước sau đây.

B1: Tạo 1 DB như sau:

CREATE TABLE `tagboard` (
`id` int(7) NOT NULL auto_increment,
`name` varchar(250) NOT NULL default '',
`comments` text NOT NULL,
`date` timestamp(14) NOT NULL,
PRIMARY KEY (`id`),
) TYPE=MyISAM AUTO_INCREMENT=419 ;
B2:Viết 1 file config.php có nội dung như sau:

<?
$dbuser=""; //Database Username
$dbname=""; //Database Name
$dbpass=""; // Database Password
?>
B3:Tạo 1 file tag.php có nôi dung như sau:

<iframe src="view.php" name="tag" width="179" height="130" frameborder=0 marginwidth="0" marginheight="0"></iframe><form method="POST" ACTION="todo.php">
<input type="text" NAME="name" Value=">">
<textarea NAME="post" cols="27" rows="3"></textarea>
<br>
<input TYPE="submit" value="Submit">
B4:Tiếp theo là file todo.php

<?php
if ($name == '' || $post == ''")
{
die ("Please fill all fields. Click <a HREF=tag.php>here</a> to return.");
}
include('config.php');

$post = preg_replace("/</","&lt;",$post);
$post = preg_replace("/>/","&gt;",$post);
$post = nl2br($post);
$comments = "$post";
}

$c=mysql_connect("localhost","$dbuser","$dbpass");
mysql_select_db($dbname);
$todo="INSERT INTO tagboard (id,name,comments,date) VALUES('','$name','$comments',now())";
$solution = mysql_query($todo) or die (mysql_error());
if ($solution)
{
?>
<meta http-equiv="refresh" content="0;url=tag.php" >
<?
} ?>
B5:Cuối cùng là file view.php

<?php
include('config.php');
//Kết nối DB
$c=mysql_connect("localhost","$dbuser","$dbpass");
//Lựa chọn DB
mysql_select_db($dbname);
//Lựa chọn tên DB
$todo='SELECT * FROM `tagboard` order by id desc LIMIT 50';
$solution=mysql_query($todo);
while ($place = mysql_fetch_array($solution))
{
$id=$place***91;"id"***93;;
$comments=$place***91;"comments"***93;;
//là nơi hiển thị trên trang web
?>
»<b><? echo "$place***91;name***93;"; ?></b><? echo ": $comments<br>" ; ?>
<?
}?>
Chúc bạn thành công !